PHÒNG THÍ NGHIỆM & KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG LAS-XD 58.010

THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH, THỬ NHỔ, NÉN NGANG

Thí nghiệm cọc bằng phương pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục (Thí nghiệm nén tĩnh cọc) có thể được thực hiện ở giai đoạn: thăm dò thiết kế và kiểm tra chất lượng công trình.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9393:2012 “Cọc – Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”.

ASTM D3689-07 “Phương pháp thí nghiệm cho móng sâu dưới tải trọng kéo dọc trục”.

ASTM D3966 – 07 “Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn cho nền móng sâu dưới tải trọng ngang”.

THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘNG BIẾN DẠNG LỚN(PDA.)

Phương pháp thử động biến dạng lớn được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi …) thông qua xác định lực và vận tốc thân cọc do một lực tác động dọc trục lên đầu cọc bởi một quả búa nặng nhằm tạo ra một chuyển vị đủ lớn ở khu vực đầu cọc.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 11321:2016 “Cọc – Phương pháp thử động biến dạng lớn”.

ASTM D4945-00 “Phương pháp thí nghiệm thử động biến dạng lớn cho cọc”.

THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘNG BIẾN DẠNG NHỎ (PIT.)

Phương pháp động biến dạng nhỏ được áp dụng để phát hiện khuyết tật trên cọc đơn chế tạo bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép, hạ theo phương thẳng đứng hoặc xiên. Khi có đủ căn cứ, phương pháp này có khả năng xác định chiều dài cọc và cường độ bê tông thân cọc.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cừ ván thép và cho cọc có trên một mối nối và cọc có đường kính tiết diện lớn hơn 1,5 m. 

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9397:2012 “Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ (PIT)”.

ASTM D5882-07 “Phương pháp thí nghiệm biến dạng nhỏ cho móng sâu”.

THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM CỌC KHOAN NHỒI

Phương pháp thí nghiệm siêu âm được sử dụng để xác định chất lượng bê tông cọc dựa trên nguyên lý lan truyền dao động đàn hồi trong các môi trường vật chất (bê tông).

Chất lượng bê tông cọc được xác định dựa trên biểu đồ vận tốc và phổ âm của mỗi mặt cắt giữa 2 ống siêu âm đặt sẵn trong cọc theo suốt chiều dài. 

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9396:2012 “Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông – Phương pháp xung siêu âm”.

ASTM D6760-08 “Phương pháp thí nghiệm kiểm tra tính toàn vẹn của bê tông móng sâu bằng phương pháp xung siêu âm”.

THÍ NGHIỆM KIỂM TRA VÁCH HỐ KHOAN (KODEN)

Mục đích của thí nghiệm koden nhằm xác định hình dạng hình học hố khoan, kiểm tra độ nghiêng và sạt lở của hố khoan.

Thiết bị thí nghiệm koden gồm 1 đầu dò cảm biến (có nhiệm vụ thu và phát sóng siêu âm) được kết nối với dây cáp và 1 máy tính điện tử dùng để thu và in dữ liệu. Đầu dò được đặt trên miệng hố khoan sao cho nằm ngay tâm hố khoan. Căn cứ vào thời gian và vận tốc của sóng âm sẽ tính được quãng đường sóng âm truyền đi, từ đó sẽ cho kết quả về hình dạng hố khoan.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9395:2012 “Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu”.

THÍ NGHIỆM KHOAN LẤY LÕI

Mục đích thí nghiệm khoan mùn mũi cọc là xác định chiều dày, trạng thái lớp mùn dưới mũi cọc và cường độ của bê tông dưới mũi cọc sau khi thi công.

Kết quả khoan kiểm tra kết hợp với các phương pháp kiểm tra khác giúp thiết kế quyết định việc chuyển giai đoạn thi công.

Chiều dày được chấp nhận của lớp mùn dưới đáy cọc ≤ 10 cm (TCVN 9395:2012).

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9395:2012 “Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu”.

THÍ NGHIỆM TRỤ ĐẤT - XI MĂNG

Một số công việc thí nhiệm kiểm tra chất lượng trụ xi măng đất bao gồm:

  • Thiết kế cấp phối trong phòng để lựa chọn hàm lượng.

  • Khoan lấy mẫu suốt chiều dài thân trụ, xác định chỉ số SCR.

  • Thí nghiệm nén có nở hông (theo ASTM D2166, ASTM D1633).

  • Thí nghiệm nén tĩnh trụ đơn để xác định sức chịu tải của trụ thử theo TCVN 9393:2012.

THÍ NGHIỆM THỬ UỐN, NÉN-UỐN CỌC LY TÂM

Mục đích thí nghiệm là để xác định:

  • Độ bền uốn nứt thân cọc PC, cọc PHC và cọc NPH được xác định qua giá trị mômen uốn nứt
  • Độ bền uốn gãy thân cọc PC và cọc PHC, NPH được xác định qua giá trị mômen uốn đạt được đến khi cọc gãy. 
  • Độ bền uốn dưới tải trọng nén dọc trục và độ bền cắt thân cọc. 

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 7888:2014 CỌC BÊ TÔNG LY TÂM ỨNG LỰC TRƯỚC Pretensioned spun concrete piles

THÍ NGHIỆM KHÔNG PHÁ HỦY

Thử nghiệm không phá hủy-Non Destructive Testing – NDT là phương pháp thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá vật liệu, sản phẩm, kết cấu, công trình mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng của chúng, tức là sau khi thử nghiệm, kiểm tra xong thì vẫn có thể sử dụng sản phẩm đó.

 Thử nghiệm không phá huỷ (NDT) có thể dùng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất và sử dụng, từ khâu lựa chọn vật liệu, kiểm soát chất lượng của các bán sản phẩm trong các giai đoạn công nghệ khác nhau đến việc đánh giá chất lượng các sản phẩm cuối trước khi xuất xưởng. Kiểm tra không phá huỷ còn dùng để phát hiện và đánh giá sự xuất hiện và phát triển của các khuyết tật trong các sản phẩm, kết cấu công trình trong quá trình sử dụng.